MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, sử dụng hóa đơn điện tử là quy định bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử (Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Xem: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

2. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp: (Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP)

Là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Xem: Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

3. Hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ: (Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP)

Là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật.

Minh Châu Tax

Nếu có vấn đề thắc mắc, cần tìm hiểu về việc sử dụng hóa đơn điện tử, xin Quý khách vui lòng liên hệ: 

PHONE & ZALO:  0918640366 – Mạnh Khan